-
- Tổng tiền thanh toán:
Khái niệm CNC và những ưu nhược điểm của máy CNC bạn cần biết
Chắc chắn anh em cơ khí đã nghe nhiều về CNC và các khái niệm về nó. Liệu những bài viết đó đã đầy đủ hay chính xác? Mời anh em đọc bài viết này của Vattucokhi247 để hiểu sâu hơn các khái niệm CNC và các ưu nhược điểm khi vận hành nhé.
CNC là gì?
CNC là viết tắt của từ Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT.
Với sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn).
Các công đoạn khi làm việc với máy CNC:
- Khảo sát
- Thiết kế
- Làm mẫu thử
- Hoàn thiện:
- Cắt kim loại
- Cưa dây
- Phay
- Bào
- Tiện
- Doa
- Tôi
- Nguội
- Mài
- Rửa sạch
- Kiểm chứng
- Xác thực
- Ra sản phẩm
Các loại máy cnc có trên thị trường hiện nay
Dựa vào các loại máy và hệ thống điều khiển. Máy CNC được chia làm những dạng như sau:
Nếu phân theo loại máy loại máy. Máy CNC được chia thành: máy khoan CNC, máy phay CNC, máy tiện CNC…Các cơ sở làm chuyên về CNC có khả năng nhận gia công trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau.
Máy CNC phân theo hệ điều khiển
#1 Hệ điều khiển điểm
Máy khoan, khoét, máy hàn, máy đập là những loại máy gia công trên điểm nào đó xác định. Các điểm này là điểm như trong khái niệm toán học.
#2 Các máy điều khiển dạng đoạn thẳng
Là máy có khả năng gia công sản phẩm theo đường thẳng. Người dùng có thể cắt tùy ý theo đường thẳng đã vạch ra.
#3 Máy điều khiển theo đường
Máy CNC loại này có thể gia công theo các đường được chỉ định trước. Loại máy điều khiển theo đường này bao gồm các máy: 2D, 3D, điều khiển 2D1/2, điều khiển 4D, 5D,…
Những ưu điểm của máy CNC
So với các công nghệ truyền thống thường làm bằng tay. Công nghệ CNC đòi hỏi quan trọng nhất là nội dung chương trình được đưa vào máy chứ không phải người điều khiển máy.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của người điều khiển là theo dõi và giám sát hoạt động của máy. Công nghệ ngày càng hiện đại giúp người coi máy khỏe hơn nhưng vẫn cần tập trung theo dõi hoạt động để tránh bị hỏng hóc.
Độ chính xác cực cao. Thực tế đã chứng minh phần trăm sai sót trên máy CNC là rất nhỏ. Các loại máy CNC đều đều cắt rất tỉ mỉ có độ chính xác ”phần nghìn mm”.
Tốc độ cắt cao. Nhờ cấu trúc bền vững và công suất hoạt động rất mạnh của máy. Mọi loại vật liệu gia công đều có thể làm với thời gian rất nhanh. Những loại kim loại cứng như sắt hay inox đều có thể cắt được.
Thời gian gia công ngắn. Thời gian khắc sẽ lâu hơn thời gian cắt. Nhất là với những hình ảnh có nhiều chi tiết và hiệu ứng.
Các ưu điểm của kỹ thuật CNC
Máy CNC có tính linh hoạt cao trong việc lập trình và hoạt động. Thời gian chỉnh máy không quá lâu. Đạt được tính hiệu quả cao về chất lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Rất ít hư vì lý do kỹ thuật, chi phí sản xuất thấp.
- Ít bảo hành sữa chữa
- Thời gian chỉnh máy ngắn.
- Có thể gia công sản phẩm hàng loạt
Một số hình ảnh khắc CNC:
Nhược điểm của máy CNC
Giá thành chế tạo máy và nhập khẩu cao
Rất ít hỏng nhưng chi phí sữa chữa mỗi lần cao
Mỗi khi người vận hành máy nghỉ, khó kiếm người khác thay thế ngay lập tức.
Kỹ thuật của máy CNC ngày càng phát triển
Công nghệ CNC ngày càng phát triển giúp chất lượng và tốc độ xử lý ngày càng nhanh hơn trước do tiếp tục phát triển và ứng dụng các công nghệ mới về bộ vi xử lý. Hệ thống CNC ngày nay cũng đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần làm một nhiệm vụ.
Việc được nhúng và cài đặt hệ thống máy tính trực tiếp vào hệ thống máy CNC giúp chúng có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Nơi mà có rất ít diện tích để đặt hệ thống máy lập trình. Khi dữ liệu và hệ thống máy được thiết lập ngay trên máy, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn vì chúng chỉ phục vụ cho mục đích cắt khắc CNC.
Màn hình máy CNC trong những thế hệ đầu tiên đều là những màn hình đen trắng. Hiện nay đã được tích hợp những màn hình có hình ảnh màu và hiệu ứng đồ họa tốt hơn. Giúp thuận tiên hơn trong công việc và người điều khiển máy tính theo dõi hoạt động của máy.
Lời kết
Qua bài viết anh em đã biết được khái niệm cnc là gì và những thông tin thiết thực nhất về dòng máy này. Hy vọng anh em sẽ có những sản phẩm cắt cnc đẹp nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như phục vụ nhu cầu trang trí, quảng cáo của mình.